Lần truy cập trước của bạn:
CÓ GÌ HOT?


You are not connected. Please login or register

truyen cuoi dan gian

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1truyen cuoi dan gian Empty truyen cuoi dan gian Wed Dec 16, 2015 11:00 am

Admin


Admin
Admin

[size=18]Thừa một con thì có..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, Ngốc ta lại nhìn đàn bò đằng sau, đếm: Một, hai, ba; Một, hai, ba, bốn… năm. Ðếm đi đếm lại năm, bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy có năm con. Cuống lên Ngốc ta vật đầu vật tai, nhưng không biết làm thế nào cả.
Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng. Ngốc ta ngồi trên lưng bò mếu máo nói:
- Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!
Vợ hỏi:
- Mua mấy con để mất một con?
Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau:
- Sáu con, bây giờ chỉ còn năm.
Chị vợ vừa cười, vừa nói:
- Thừa một con thì có!


 
[/size]

[size=18]Dẻo và bền nhất

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng…vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?
- Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.
- Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?
- Quỳnh: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.


 
[/size]

[size=18]Đâu dám làm khổ lây đến ông..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một lão nhà giàu, vừa buôn bán, vừa cho vay, bóp nặn từng xu, nhưng lại cứ làm ra vẻ không thích giàu sang.
Một hôm, lão ngồi than thở với bạn:
- Nhiều của cũng chẳng làm gì! Của càng nhiều càng khổ thân mà thôi.
Người bạn mới bảo:
- Tôi chỉ thấy thiên hạ mong có của, có ít thì mong được nhiều, có nhiều lại mong nhiều hơn, chứ chứ thấy ai phàn nàn như ông bao giờ. Hay nếu ông thấy khổ quá thì chia bớt cho tôi.
Lão nhà giàu vội từ chối:
- Ấy chết! Tôi đâu dám thế! Tôi có của đã lấy làm khổ rồi, đâu dám làm khổ lây đến ông!…


 
[/size]

[size=18]Cương quyết từ chối..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một anh chàng keo kiệt có bạn đến chơi. Bạn nhìn thấy bình rượu đòi uống, anh ta kiếm kế từ chối:
- Rượu thì có nhưng không có thức nhắm.
- Ông bạn biết ý nên muốn nói xoáy:
- Thì thịt con ngựa của tôi vậy.
- Anh lấy gì mà cưỡi?
- Cưỡi bằng con gà kia.
- Nhưng không có gì đun.
- Thì lấy áo của tôi vậy.
- Vậy anh lấy gì mà mặc?
- Bằng dãy hàng rào kia.
Chủ nhà thở dài:
- Thôi vậy, ép đến thế thì tôi đành nghe lời anh.
- Ông bạn : !!??


 
[/size]

[size=18]Ông nọ bà kia..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Trong làng Quỳnh ở, các chức sắc thấy Quỳnh được chúa gọi vào hầu luôn thì khâm phục lắm, chẳng ai bảo ai mà kẻ nào người nấy đều đến nhờ cậy Quỳnh giúp đỡ, mong được hưởng chút ấm nhà chúa.
Một hôm Quỳnh ở kinh đô về, cho gọi các chức sắc đến, bảo có muốn làm ông nọ bà kia thì tối đến nhà Quỳnh đánh chén, rồi ngày mai Quỳnh đưa lên kinh đô sớm.

Các chức dịch bao phen mong đợi, nay thấy Trạng hẹn đưa vào kinh đều chắc mẩm phen này hẳn phải lên chức ông nọ bà kia. Vì thế, ông nào ông nấy vênh vang về nhà quát vợ sắp sếp áo quan để tối đến nhà Trạng uống rượu, ngủ đấy, mai trẩy kinh sớm. Các bà vất vả một buổi sắm sanh cho chồng, nhưng cũng mở cờ trong lòng vì sắp được thành ông nọ bà kia.
Tối đến Trạng đãi các vị chức dịch một bữa rượu túy lúy càn khôn. Ông nào, ông nấy say đứ đừ, lăn chiêng ra ngủ.
Lúc ấy đã quá nửa đêm, Trạng mới sai đem võng tới, võng ông nọ về nhà bà kia và bảo rằng ông bị trúng cảm, phải xoa dầu, đánh gió ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng.
Các bà hoảng hốt, đang đêm vùng dậy, đèn đóm nhập nhoạng ra sức mai cà tóc gáy, cứu chữa các ông gần đến sáng mới tỉnh. Trời tảng sáng, nhìn rõ mặt người thì hóa ra không phải chồng mình. Các bà ngớ người ra, thẹn quá hóa giận:
- Phải gió các nhà ông này, ở đâu lại đến đây nằm vạ!
Ông kia tỉnh dậy, không biết đầu đuôi xui ngược ra sao, thấy mình nằm ở nhà người khác, đâm hoảng, thẹn thùng và lủi ra về. Đến nhà, lại chứng kiến cảnh vợ mình cũng đang mắc cỡ trong cảnh “ông nọ bà kia” hệt như thế.
Bấy giờ các ông mới biết là bị Trạng lỡm, ức quá vặc nhau:
- Nào, được làm ông nọ bà kia đã sướng chưa!


 
[/size]

[size=18]Dốt như bò..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một anh học trò ngồi học ra rả suốt đêm. Con bò nằm nghe than thở với con gà:
- Anh ta bắt đầu đi thi thì mày chết, anh ta thi đỗ thì tao chết. (Ý nói: Ði thi thì làm gà cúng tổ tiên, thi đỗ thì làm bò ăn khao.)

Con gà nói:
- Không việc gì đâu! Tôi biết: nó học như anh, nó viết như tôi, nhất định nó không dám vác lều chõng vào trường thi đâu!


 
[/size]

[size=18]Gọi trời…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Tí: Cậu biết không, hôm qua mẹ tớ phải gọi trời xuống đó!
- Tèo: Mẹ cậu gọi thế nào, Tí ?
- Tí: Mẹ tớ gọi: “Trời ơi! Xuống mà xem thằng Tí nhà tôi nó học dốt như vậy nè!”
- Tèo: Trời !!!


 
[/size]

[size=18]Tệ..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một thầy đồ hay trách vặt. Mộ hôm đang buổi học, có người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!
Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:
- Sao đến khuya thế con? Khuya thế?…
Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ.
Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: “Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!”.
Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy:
- Thưa thầy chữ gì đây?
- Chữ “tệ”.
Thầy cắt nghĩa luôn: “tệ là tệ”. Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: “tệ là tệ”, “tệ là tệ”. Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là “tệ” và cũng cắt nghĩa “tệ là tệ”. Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ “tệ” xong, em học sinh ngơ ngác hỏi:
- Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ?
Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp:
- Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!!


 
[/size]

[size=18]Thi ngũ quả..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.
Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.
Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:
- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!
Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An… thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.
Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:
- Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?
Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:
- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?
Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:
- Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!
Quỳnh can ngay:
- Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!
Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:
- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!
Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.


 
[/size]

[size=18]Ai nịnh ai?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một anh nhà giàu hỏi người nghèo:
- Tôi giàu anh có nịnh tôi không?
Người nghèo:
- Ông giàu mắc mớ gì đến tôi mà tôi phải nịnh ông?
Nhà giàu:
- Nếu tôi cho anh nửa gia tài, anh có nịnh tôi không?
Người nghèo:
- Lúc đó tôi giàu bằng ông rồi việc gì tôi phải nịnh ông.
Nhà giàu:
- Nếu tôi cho anh cả gia tài, anh  có nịnh tôi không?
Người nghèo:
- Chắc chắn lúc đó ông phải nịnh tôi.

[size=12][size=18]Đố nhau…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:
- Càng đắp càng bé là gì?
Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:

- Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.
Anh thứ hai đố:
- Càng kéo càng ngắn là gì?
Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:
- Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.
Anh thứ ba hỏi:
- Thế càng vặn càng vẹo là gì?
Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:
- Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.
Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:
- Càng to càng bé là gì?
Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:
- Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.


 
[/size]

[size=18]Thi nói khoác

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:
- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!
- Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này!
- Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng.
- Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.
- Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy.Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi.
- Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.
- Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:
- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!
- Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng:
- Thằng kia, mày định trói ai thế?
- Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!


 
[/size]

[size=18]Vật quý…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Anh kia là học trò chữ nghĩa văn vật mà nghèo phải đi vay tạm của ông nhà giàu kia hết ít chục quan tiền, tới kì hẹn không có trả, nên bị bắt tới ở xó nhà lão nhà giàu.
Bữa ấy có ông nhà giàu khác quen tới thăm ông chủ nhà giàu ấy. Ngồi nói chuyện nói: “Ðây anh nhà giàu có tiếng, mà anh có vật chi quý không biết, chớ tôi, tôi có một vật thật quý”.
- Vật gì vậy, anh nói tôi nghe thử?
- Tôi có một con gà nó thường gáy: “Giàu có kho! Giàu có kho!”
Ông kia nghe vậy thì nói: “Giàu hú! Giàu hú!”
Chú học trò bị bắt nợ nghe gai lỗ tai, chạy vô xen rằng: “Thưa với hai ông tôi nghèo thì nghèo, tôi cũng có một cái cối đạp quý lắm”.
- Quý làm sao mà kêu là quý, nói nghe thử?
- Quý là hễ khi giã gạo, nhứt là khi giã lia thì nó kêu ngộ lắm.
- Nó kêu làm sao?
- Nó kêu: “Láo xược! Láo xược! Láo xược”.


 
[/size]

[size=18]Hổ phụ sinh hổ tử…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.

Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!
 


 
[/size]

[size=18]May quá..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh chàng mới mất một con lừa, vội vã đi tìm, tìm mãi chẳng thấy đâu. Bỗng anh khoái chí kêu ầm lên:
- Trời ơi sao may thế là may!
Bà con hàng xóm thấy vậy, ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao anh lại vui thế?

- Ồ, sao lại không vui? Các bác thấy không, lúc mất con lừa may cho tôi là tôi không ngồi trên lưng nó, nếu không thì tôi vừa mất lừa vừa mất cả mình luôn.
 


 
[/size]

[size=18]Không ăn thì tao cho ông Lý ăn..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một nhà nghèo ở cạnh nhà giầu. Anh nhà giàu cứ cậy thế lực lấn dần sang đất vườn nhà của anh nhà nghèo. Anh nhà nghèo bực lắm. Anh ta đến nhờ Lý trưởng nói cho một tiếng rồi sẽ trả ơn. Lý trưởng đến nói với nhà giàu:
- Giàu vì ruộng chứ đâu phải vì giàu vì một tí đất, lấn sang vườn nhà nó làm gì.
Từ đó nhà giàu thôi không lấn nữa.

Anh nhà nghèo đang nuôi con chó choai, hứa lớn lên sẽ thịt giả ơn Lý trưởng. Tháng sau nữa, Lý trưởng lại đến, khen con chó mập rồi nói:
- Thịt được rồi đấy.
Chủ nhà nói:
- Thưa ông, chó già gà non. Chờ nó già thêm tí nữa ăn thịt mới ngon.
Cách một tháng nữa, Lý trưởng lại đến giữa lúc đứa bé con chủ nhà bậy ra. Anh chủ nhà hô “ông chó” đến để dọn đi. Nhưng con chó chỉ dòm rồi ngoắt đuôi chứ không ăn. Anh liền mắng chó:
- Mi có ăn đi không? Không ăn thì ông cho ông Lý ăn đó!


 
[/size]

[size=18]Anh hai vợ..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một anh chàng hai vợ, tối đến phải ngủ chung với vợ lớn ở nhà trong, còn vợ bé thì nằm nhà ngoài.
Một đêm, trời đã về khuya, cô vợ bé hát:

Ðêm khuya, gió lặng sóng yên,
Lái kia có muốn, ghé thuyền sang chơi.

Anh chồng muốn ra với vợ bé nhưng bị vợ cả ôm giữ, mới đáp rằng:
Muốn sang bên ấy cho vui,
Mắc đồn lính gác khó xuôi được đò.

Nghe thấy vậy, chị vợ cả liền hát:
Sông kia ai cấm mà lo,
Muốn xuôi thì nộp thuế đò rồi xuôi.

Cô vợ bé đáp:
Chẳng buôn chẳng bán thì thôi,
Qua đồn hết vốn, còn xuôi nỗi gì.

Chẳng hiểu sau đó anh chồng có “xuôi” được không?


 
[/size]

[size=18]Xin chịu!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có anh chàng kia, vốn ngốc đại là ngốc, mà lại phải đi làm rể nên trong bụng rất lo. Biết tính con, nên trước khi đi bố mẹ gọi vào dặn dò:
- Ở rể thì khó gì mà ngại. Chỉ cần bố vợ làm gì thì mình làm nấy, cho khỏi mất lòng ông là được.

Anh ta nghe nói vững dạ vội khăn gói đi sang nhà vợ. Hôm ấy cũng ngồi ăn cơm với bố vợ, thấy bố vợ gắp thịt, anh cũng gắp thịt; bố vợ chấm rau cũng chấm rau, bố bợ cầm đũa tay trái anh cũng đổi đũa sang tay trái. Bố vợ vô ý đánh vãi mấy hạt cơm ra chiếu, anh cũng bỏ mấy hạt cơm ra chỗ mình ngồi. Bố vợ đang ăn canh miến thấy thế không nhịn cười được, bật phì cười, nào ngờ bị sặc.
- Một sợi miếng lòng thòng thò ra ngoài lỗ mũi. Anh ta nhìn bố vợ, ngẩn người ra, rồi đứng dậy chắp tay vái dài:
- Thưa thầy, mấy trò khác thì con còn cố được, chứ trò này thì con xin chịu!


 
[/size]

[size=18]Ước mơ

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Quỷnh: Sao bà hay vẽ vậy?
- Mắm: Mỗi bức vẽ là 1 ước mơ của tôi...
- Quỷnh lật đật mấy bức tranh xem và thốt lên: Ồ! “ước mơ” của bà nhem nhuốc và khó hiểu quá!
- Mắm: Hứ!Hứ! Cái…gì???


 
[/size]

[size=18]Có con giun đất!

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Quan tuần rậm râu, ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. Quan tuần thủng thẳng vuổt râu để cho hạt cơm rơi xuống.  Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:

- Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đây! Giá mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không?  Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:
- Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!

[size=12][size=18]Cứ đến vả vào mồm tôi..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Có người đi hỏi thầy bói: “Ông xem tôi sẽ sống được bao lâu?”
Thầy bói tính toán một hồi lâu: “Ông thọ lắm, phải sống đến 94 tuổi!”
Người nọ lại vặn: “Có thật sống đến 94 tuổi không?”

Thầy bói trừng mắt: “Tôi xưa nay chưa từng nói láo. Nếu ông không sống đến 94 tuổi mà chết trước thời hạn đó thì lúc chết cứ đến đây mà vả vào mồm tôi”


 
[/size]

[size=18]Có nhẽ đâu thế…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Hai anh bạn chơi với nhau rất thân, nhưng hay bắt bẻ nhau. Khi anh nọ nói câu gì, thì anh kia bảo “Có nhẽ đâu thế!”.
Một hôm, hai anh bàn với nhau rằng:
- Từ rày hai chúng ta phải chừa cái thói ấy đi. Ðứa nào còn nói “Có nhẽ đâu thế”, thì phải chịu phạt hai quan tiền và hai đấu gạo.

Hôm sau, anh kia gặp anh nọ, liền bảo:
- Ðêm qua, nhà tôi mất trộm…
Anh nọ hỏi:
- Mất những gì?
Anh kia trả lời:
- Mất cái giếng đằng sau vườn.
Anh nọ gân cổ lên, nói :
- Có nhẽ đâu thế !
Anh kia thích chí:
- Ðấy nhé ! Lại nói rồi đấy nhé ! Mai tôi sang nhà lấy tiền lấy gạo đấy !
Anh nọ tức lắm, về nhà thuật chuyện cho vợ nghe. Vợ bảo:
- Không lo, mai cứ giả chết, lấy giấy phủ lên mặt, anh ấy sang đã có tôi đối đáp cho.
Hôm sau, anh kia sang, vừa bước vào cửa đã nghe tiếng khóc. Vào giữa nhà thì thấy bạn mình nằm sóng sượt trên giường, chị vợ rũ rượi ngồi cạnh, giọt ngắn giọt dài.
Anh kia liền hỏi dồn:
- Anh làm sao thế ? Anh làm sao thế ?
Vợ anh nọ vừa khóc vừa nói:
- Nhà tôi chết rồi anh ơi ! Hôm qua không biết đi đâu về, vừa bước vào đến sân thì bị con vịt đá một cái chết tươi.
Anh kia buột miệng bảo:
- Có nhẽ đâu thế !
Anh nọ nhổm phắt dậy:
- Ðấy nhé ! Lại nói rồi đấy nhé ! Còn đòi lấy tiền lấy gạo nữa hay thôi?


 
[/size]

[size=18]Đánh thế còn nhẹ..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ:
- Rau xào hôm nay sao ngon thế?
Vợ đắc ý khoe:


- Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy!
Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng:
- Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?
Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:
- Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?


 
[/size]

[size=18]Dân giần quan..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.
Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo:
- Ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem! 
Quan quán quạt chi quàn quan
Dân dấn dận chi dần dân Quan là quan, quan quàn dân
Dân là dân, dân giần quan.
Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi:
- Bay nói gì thế? 
Anh kia nói chữa:
- Bẩm quan, con bảo: “Quan quản dân, dân… cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân”.


 
[/size]

[size=18]Có ngày ra nhà xác.

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một ông ăn đám giỗ ở nhà sui gái, vì ăn vội nên mắc xương.
Khạc ra thì ngượng, ông bèn giả vờ say rồi la lên cố tìm những từ có âm tương tự như chữ “Khạc” để tống tiễn cái xương bất trị.
Ông cất tiếng: – Thằng đực nhà tôi với con Út anh sui đây thật là vừa đôi phải lứa, hợp với nhau về tuổi ta…ác…khờ…

Vẫn chưa hề hấn gì, ông lại tiếp tục:
- Thưa bà con chú ba…ác…khờ. Tôi ngày trước ở rừng thường trèo non vượt tha…ác … khờ. Tôi không phải là một đứa độc ác… khờ…
Mấy bà thấy vậy ôm bụng cuoi, ông ta tức mình la lớn:
- Đồ đàn bà vô duyên, gì mà cười toang to…ác…khờ…Không có đám này thì tôi đi đám kha…ác…khờ…
Ông sui gia biết chuyện, chỉ vào ông sui mắc xương nói như ra lệnh:
- Nhanh đi ra nhà thương gắp xương ra, ác…ác…vậy hoài có ngày ra nhà xác.
 
 


 
[/size]

[size=18]Cùng một loại

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Đoàn thanh tra sắp đến làm việc tại sở thú, con sư tử bỗng lăn ra chết. Người trông chuồng sư tử lo quá bèn lột bộ da của nó rồi đóng giả con vật xấu số. Sư tử giả đang đi lại trong chuồng, chợt một con báo đến bên khiến hắn ta sợ rúm người, con báo nói:
- Đừng sợ, mình là thủ quỹ đây, cậu còn thuốc lá không? Con voi đằng kia hút sạch gói thuốc của mình rồi!


 
[/size]

[size=18]Tính tuổi..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:
- Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.

Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:
- Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được.
Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:
- Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.


 
[/size]

[size=18]Ba trọc…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
- Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
- Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
- Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
- Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
- Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
- Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
- Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.


 
[/size]

[size=18]Mất trộm bò..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ. ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan:
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quả bật cười:
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!
- Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ…
Người kia như vỡ lẽ, nói:
- à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ!


 
[/size]

[size=18]Phi nước đại

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Em hỏi anh:
- Em: Anh ơi! Tại sao lại nói là ngựa phi nước đại?
- Anh: Thế chả nhẽ lại nói là ngựa phi nước tiểu à?

[size=12][size=18]Chỉ tiêu chữ lẻ…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có ông thầy đồ dốt, nhưng lại muốn học trò đến đông học nên hay xổ chữ. Ai đến chơi ngồi chuyện là ông ta tìm cách hỏi cho được vài câu chữ nho, tuôn ra hàng tràng những “chi hồ giả dã”, ra vẻ ta đây học thông, lắm chữ.
Bà vợ ở trong nhà, nghe mãi, sốt ruột, một hôm, ngồi ăn cơm khẽ bảo chồng:
- Ông ạ! Ông có một dúm chữ thì để làm lưng làm vốn, chứ gặp ai ông cũng vung vãi ra như thế, còn gì nữa mà làm ăn.
Ông ta mắng vợ:
- Bà biết gì mà nói! chữ của thánh hiền có phải như tiền bạc đâu, cứ tiêu là hết. Với lại đó là mấy chữ lẻ, còn vốn của tôi thì tôi xếp trong bụng này kia mà. Tôi chỉ tiêu những chữ lẻ đấy chứ!


 
[/size]

[size=18]Anh chồng tham ăn..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Có một anh chồng đã gần già rồi mà còn tham ăn. Thường ngày, vợ đi vắng, đến bữa nấu cơm, hay bỏ thêm gạo để ăn cho no. Thật ra thì cơm bữa cũng thừa. Chị vợ lấy làm lạ, sao gạo thì ít cơm lại nhiều.
Một hôm, chị đi cuốc cỏ. Gần trưa, chị về nấp ở sau nhà. Lúc anh chồng nấu cơm gần sôi liền vào buồng, hai tay bốc hai nắm gạo, rồi đem ra bếp để bỏ thêm vào nồi. Vì hai tay mắc gạo nên không biết làm thế nào để mở vung, loanh quanh một hồi, anh chàng há miệng ngậm vung. Lửa trong bếp đang đỏ rực. Lửa liếm rát
mặt và liếm luôn cả bộ râu.

Ngẫm lại thấy thẹn, anh chàng lên giường, đắp chiếu, nằm rên hừ hừ. Chị vợ hỏi, anh ta bảo bị mệt. Chị giả đem trầu cau đi bói. Một lát trở về, chị thuật lại lời thầy bói: “Thượng tấn hạ tấu, hai tay bốc gấu, miệng ngậm lấy vung, lửa cháy tứ tung, cháy râu quai hết”.
Anh chồng biết ý, mặt đỏ rừ. Từ đó mỗi khi nấu cơm, anh ta không bốc thêm gạo bỏ vào nồi nữa.
 


 
[/size]

[size=18]Đi tu phải tội…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Ngày xưa có một ông sư và một con đĩ chết xuống âm phủ. Vua Diêm vương đem ra tra hỏi, nếu ai không có tội thì tha, lại cho hóa kiếp làm người, nếu ai có tội thì bắt bỏ ngục hay bắt đầu thai làm súc vật. Khi Diêm vương hỏi thì đĩ tâu :

-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ mua vui cho người ta, ai buồn bực điều gì, đến tôi thì quên hết.
Hỏi ông sư, ông tâu:
-Lúc tôi còn sống, tôi chỉ cứu nhân độ thế. Hễ ai ốm đau, tôi làm chay tụng niệm cho họ khỏi chết.
Vua Diêm vương phán:
-À, thằng này là của không vừa, chỉ ăn không có nói, dối trên lừa dưới. Ai đến số chết thì ta mới sai quỉ sứ đi bắt, thế mà nó dám cầu nguyện cho họ khỏi chết, cưỡng lại mệnh ta, khoe khoang với người đời lên mặt cứu nhân độ thế. Quỉ sứ đâu ! Đem giam nó vào ngục, rồi sau này hãy cho làm kiếp con… !
Và chỉ vào con đĩ:
-Còn con kia chỉ mua vui cho người ta, xét ra không có tội gì cho lên làm kiếp người!
Ông sư tức quá phàn nàn:
-Đi tu phải tội, làm đĩ được phúc !


 
[/size]

[size=18]Nước mắm hâm…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà.
Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ:

- Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả.
Chị vợ thấy chồng nói thế cũng ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn:
- Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?!
- Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?!
- Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?!
Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói:
- Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên?
Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận.


 
[/size]

[size=18]Hâm cứt..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy. Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:
- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.
Lý trưởng trừng mắt hỏi:
- Ai bảo chú làm thế.
Xiển đáp:
- Thưa các ông, người ta thường nói: “Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt”. Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.
 


 
[/size]

[size=18]Mua kính..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn.
Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta cũng không ưng ý. Chủ hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi:
- Sao đôi nào cũng chê xấu cả?
Anh ta đáp:
- Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi!
Chủ hiệu nói:
- Hay là ông không biết chữ?
Anh ta đáp:
- Biết chữ thì đã không cần mua kính.


 
[/size]

[size=18]Sao chưa mời tôi ăn?

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.
Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:
- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?


 
[/size]

[size=18]Lừa

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Hai chàng keo kiệt nói với nhau
- Tí, cậu cho mình mượn bao diêm!
- Không, cậu không lừa được tớ đâu!
- Lừa chuyện gì?
- Mỗi lần tớ cho cậu mượn bao diêm, cậu trả lại đều thiếu mất 1 que!


 
[/size]

[size=18]Tài nói láo..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh giàu rất sành về khoa nói láo, những câu chuyện anh ta bịa ra thần tình, khéo léo đến nỗi nhiều người đã biết tính anh ta rồi, mà vẫn mắc lừa.
Nhờ cái tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan. Một hôm, quan đòi anh ta đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và một cây roi song to tướng để trên bàn:
- Ta nghe đồn anh nói láo tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều rồi.
Bây giờ anh hãy bịa ra một chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng cho ba mươi quan tiền. Trái lại, anh không lừa nổi ta, thì sẵn chiếc roi song kia, ta cho anh ba chục roi.
Anh nói láo nghe xong, gãi đầu gãi tai, bẩm:
- Lạy quan lớn, đèn trời soi xét. Quả bấy lâu nay con mắc tiếng oan, con có nói láo bao giờ đâu ạ! Nguyên con có ông tằng tổ đời xưa đi Sứ bên Tàu, đem về được một bộ sách nói toàn chuyện lạ, con xem thấy hay hay, đem kể lại, nhưng chẳng ai tin, cứ bảo rằng con nói láo…
Câu trả lời gợi tính tò mò của quan. Quan liền bảo:
- Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?
- Trăm lạy quan lớn… Ngài xá cho, vì… con làm gì có sách ấy! Con nói láo đấy ạ!


 
[/size]

[size=18]Vả quan huyện..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu.

Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng “tiêu”, ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt… Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan. Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:
- Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử…
- Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!
Xiển trần tình:
- Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ!
Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: “Quân tử cùng quân tử cố” với lời trần tình của Xiển: “Khổng Minh túng Khổng Minh cầm” (1) đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:
- Bẩm quan, tiền này không “ớt” được ạ!
Quan vô tình mắng:
- Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?
Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:
- Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên húy quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!
Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.

[size=12][size=18]Ước

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có hai anh em nhà nọ chẳng may đá bóng sang vườn nhà bên cạnh. Khi sang bên hàng xóm xin lại quả bóng, họ thấy một người đàn ông đứng cạnh một cái bình vỡ còn trên tay cầm một quả bóng. Người đàn ông lên tiếng:
- Có phải hai con đã đá quả bóng này không?
Hai anh em chưa hết ngạc nhiên thì ông ta lại hỏi tiếp:
- Cảm ơn các con đã giúp ta thoát khỏi cái bình này, ta là một vị thần đã bị nhốt trong này khá lâu, và bây giờ để cảm ơn công cứu mạng của các con, ta sẽ ban cho mỗi con một điều ước. Tuy nhiên, ta cũng có một điều kiện cho các con, đấy là ta muốn các con hãy phục vụ ta một ngày.
- Vậy là từ sáng đến trưa, tư trưa đến tối, anh em nhà nọ phục vụ ông ta. Đến đêm khuya, người anh bèn hỏi: Chúng con bây giờ có thể ước được rồi chứ a!
- Ông thần hỏi: Con bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ, con 25 tuổi rồi ạ!
- Lạ thật, chẳng lẽ người ta 25 tuổi rồi mà vẫn còn tin vào các vị thần ư?


 
[/size]

[size=18]Chả giấu gì bác

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
- Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
- Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.


 
[/size]

[size=18]Trả ơn con lợn..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.

Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lê vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.
Vào đến nơi, quan chào hỏi vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.
- Tao giả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt bạn cũ!


 
[/size]

[size=18]Tam đại con gà

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí  thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."
- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!


 
[/size]

[size=18]Vừa bán vừa biếu

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Một bà bán hàng nổi tiếng bán đắt. Một hôm, có người nông dân vào mua hàng, bà ta giở giọng ngọt nhạt: "Tôi vừa bán vừa biếu ông đấy".
- Người nông dân chẳng phải tay vừa, ông nói: “Cảm ơn bà, tôi xin nhận một nửa là số hàng biếu, nửa còn lại bà cất giùm, ngày mai tôi mang tiền đến lấy sau”.


 
[/size]

[size=18]Nói khoác gặp nhau..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Có một anh đi làm ăn xa, lâu ngày về làng, bà con đến thăm, hỏi anh ta đi xa thế hẳn biết nhiều chuyện lạ. Xin kể cho nghe. Anh nọ được dịp nói khoác:
- Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:
- Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
- Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.
Anh kia cười ranh mãnh:
- Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?


 
[/size]

[size=18]Chết một ngàn năm..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Một anh có tính hay nịnh kẻ quyền quý. Một hôm đến nhà ông quan nọ nói nịnh:
- Hôm qua con nằm chiêm bao thấy ngài sống một ngàn năm, mừng quá, sang báo tin ngài rõ.
Ông quan nghe xong có vẻ buồn, nói:
- Sách nói chiêm bao thấy sống là chết, thấy chết là sống, vì người ta thức là thuộc “dương” mà ngủ thì thuộc “âm”, âm dương trái nhau, anh chiêm bao như thế thì tôi khó lòng toàn vẹn được.
Anh kia nghe, sợ quá, vội nói chữa:
- Bẩm vâng, đúng như thế đấy ạ ! Con nói lộn, chứ thực là chiêm bao thấy
ngài chết một ngàn năm cơ ạ !


 
[/size]

[size=18]Chiếm hết chỗ…

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
 
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

- Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Người giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
- Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi


 
[/size]

[size=18]1x10=9

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
- Thầy:Một cái bánh giá 1 hào, vậy 10 cái giá bao nhiêu, trò?
- Quỷnh: Thưa thầy khoảng chín hào ạ!
- Thầy: Sao lại 9 hào, con tính lại đi!
- Quỷnh: Thưa thầy, tại vì mua nhiều…họ bớt tiền cho ạ!


 
[/size]

[size=18]Sợ sét bà..

TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi.
Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không.
Người đàn bà thấy vậy hỏi:
- Thầy không sợ sét ư?
Thầy đồ đáp:
- Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày bà sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất
[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]

https://cuoidaubung.forumvi.net

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
skin Blog Công nghệ
Rip By : Người vô hình